1. Leo chùa Đồng
Chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 mét, được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Chùa đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, năm 2007, chùa mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất nặng hơn 70 tấn). Ngôi chùa trông như một đài sen, nơi thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.
Người hành hương về miền thiền Trúc Lâm Yên Tử, ai cũng mong một lần chạm tay vào Chùa Đồng. Lên đến đây là lên với cõi đá, đá to đá nhỏ chồng lên nhau như linh thú, như chim, như hoa muôn vẻ châu tuần. Mây trắng cuồn cuộn che lấp cả non xanh. Trời lạnh, chùa Đồng như thu lại, hội tụ khí thiêng đất trời về một góc. Mây tràn từ cao xuống thấp, điệp trùng như thực như hư, mây che kín đất trời, ngồi cạnh chùa Đồng mà nhìn người hành hương mờ ảo như sương. Lên đến chùa Đồng người ta có cảm giác như đã đến được Thiên Trúc, bụi hồng trần không chút vấn vương, lòng người phiêu diêu thanh thoát giữa cuồn cuộn mây trôi... Phóng tầm mắt nhìn ra tít tắp, biển hòa lẫn với bầu trời xanh biếc mênh mông. (Bút ký Ngàn năm mây trắng)
2. Ngắm hoa mai vàng Yên Tử
Đến Yên Tử tháng 2, tháng 3 âm lịch, chúng ta có còn dịp trải lòng hòa quyện với cảnh vật thiên nhiên, được ngắm và hít thở thứ hương thơm lan tỏa đến nhẹ nhàng và thanh khiết từ một loài hoa có tên là mai vàng. Hoa Mai vàng Yên Tử độc đáo, tượng trưng cho sự vinh hiển, cao sang và may mắn.
Tương truyền câu chuyện rằng, thời đó Phật hoàng Trần Nhân Tông đã mang theo giống mai tôn quý thanh cao này về trồng. Có lẽ vì thế mà mai ở Yên Tử còn được gọi là “đại lão hoàng mai”. Các điểm có nhiều mai vàng như thác Vàng, thác Bạc, khe Chè, dốc Hẩy. Những cây mai vàng cổ thụ vươn cao chọc trời, tỏa mùi hương thơm phảng phất và khoe sắc vàng rực giữa chốn núi rừng xanh thẳm.
Những cây mai cao đến 15 mét, đường kính thân 60-70cm và có rất nhiều cành, loại mai có 5 cánh, lộc màu xanh. Cánh hoa có màu vàng tươi rất sáng và có mùi thơm nhẹ đặc trưng rất dễ chịu. Trên một cành có rất nhiều hoa. Kích thước hoa không lớn, đường kính khoảng 2 - 3cm. Sự khác biệt lớn nhất mà người yêu thích mai vàng Yên Tử quan tâm là khả năng sinh sống và nở hoa trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ lạnh của miền Bắc.
Chính điều này đã tạo nên những đặc điểm về hình thái, hương thơm và thời điểm nở hoa khác hẳn so với các giống hoa mai vàng ở phương Nam.
Cây trầu một lá này chỉ có ở Yên Tử Quảng Ninh, nếu ai đã từng đi lên yên tử thì hãy mua lấy một nắm trầu một lá về mà ngâm rượu nhiều lần dùng để bôi ngoài da.
Ba loại cây lá thuốc lấy từ núi Yên Tử là địa liền, gừng gió và trầu 1 lá ngâm với rượu thành loại dầu xoa. Dầu này dùng để xoa ngoài da chữa các chứng đau xương, đau khớp. Đặc biệt, mỗi khi leo núi Yên Tử, cơ thể chân tay đau nhức, chỉ cần xoa bóp dầu vài lần là hết đau.
Dược sĩ Bùi Ngọc Tuyên cho biết: “Đây là bài thuốc gia truyền dễ làm, dễ sử dụng, hiệu quả cao. Dầu có thể dùng xoa bóp ngoài da cho người tê lạnh chân tay, đau xương khớp, hoặc pha với nước ngâm tay, chân; cũng có thể pha với nước ấm tắm, xông cho người ốm mệt. Dầu xoa này có thể dùng cho tất cả mọi người, cả trẻ em từ hai tuổi trở lên”.
4. Uống rượu mơ Yên Tử
Ai đã một lần được uống rượu mơ Yên Tử thì khó có thể quên được chén rượu sóng sánh màu vàng hổ phách với hương vị nồng ấm, men say ngây ngất của rượu mơ truyền thống. Với quan niệm rượu là hương của trời, của đất nên trước đây rượu mơ Yên Tử chỉ được người dân nơi đây tự chưng cất để dùng trong các dịp lễ, tết cúng trời đất tổ tiên, hội hè, cưới hỏi và để đãi bạn hiền.
Rượu mơ có những tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, các tác dụng chính của rượu mơ như: kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon miệng, điều trị bệnh đường ruột, giảm bệnh lo âu và tinh thần căng thẳng, bệnh mất ngủ, và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Rượu mơ dễ uống, tính lành, có vị ngọt dịu và thơm mùi mơ nên rất phù hợp với khẩu vị của nhiều lứa tuổi.
Du khách có thể thưởng thức rượu mơ và măng trúc Yên Tử tại nhà hàng Tùng Lâm trong không gian núi rừng thơ mộng.
Sưu tầm.
- CHƯƠNG TRÌNH KÍCH CẦU DU LỊCH TỈNH QUẢNG NINH: GIẢM 50% VÉ CÁP TREO YÊN TỬ VÀ MIỄN PHÍ VÉ THĂM QUAN THẮNG CẢNH (20/05/2020)
- Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh khởi công tôn tạo Am Dược (02/03/2020)
- Dịch vụ ẩm thực độc đáo tại Yên Tử (24/02/2020)
- Ưu đãi 50% giá vé cáp treo Yên Tử dịp lễ hội (24/02/2020)
- KINH NGHIỆM HỮU ÍCH ĐI DU LỊCH YÊN TỬ (22/02/2016)
- TƯỜNG THUẬT SÁT GIỜ KHAI HỘI XUÂN YÊN TỬ 2016 (17/02/2016)
- SƠ ĐỒ BẾN XE YÊN TỬ (MỚI) (16/02/2016)
- CÁC LỄ HỘI SAU TẾT KHÔNG THỂ BỎ QUA GẦN HÀ NỘI (12/02/2016)
- SƠ ĐỒ BẾN XE YÊN TỬ (MỚI)
- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH THẮNG YÊN TỬ
- 10 ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH HÚT KHÁCH NHẤT VIỆT NAM
- KHOÁ SINH HOẠT DÃ NGOẠI TÂM LINH
- VỀ YÊN TỬ - MÙA VU LAN
- HỌP BÁO LỄ HỘI HOẰNG PHÁP TOÀN QUỐC 2015
- THÔNG BÁO LỄ HỘI HOẰNG PHÁP TOÀN QUỐC 2015 NHÂN DỊP 707 NĂM NGÀY GIỖ TỔ PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG
- CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC LỄ HỘI HOẰNG PHÁP VÀ HỘI THẢO "PHẬT GIÁO TRÚC LÂM HỘI TỤ VÀ LAN TỎA"
- TIỂU SỬ PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG - SƠ TỔ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM VIỆT NAM
- TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP LỄ HỘI HOẰNG PHÁP TOÀN QUỐC 2015
- VỀ YÊN TỬ, HÀNH HƯƠNG MIỀN ĐẤT PHẬT
- Ý NGHĨA CÁC TỤC LỆ NGÀY LỄ TẾT VIỆT NAM