Hướng dẫn viên chào đón quý khách và tóm tắt lịch trình của đoàn và hướng dẫn các thông tin cần thiết.
(Lưu ý: đây chỉ là hành trình gợi ý, vui lòng liên hệ với Lễ tân khu nghỉ hoặc điểm đến để biết thêm thông tin chi tiết)
1. Cổng Khai Tâm
Được lấy cảm hứng từ các tam quan truyền thống của người Việt và với thức kiến trúc từ Huệ Quang Kim Tháp – một trong những công trình kiến trúc hiếm hoi còn lại từ thời Trần, thế kỷ 13 trên núi Yên Tử với cổng vòm, tường dày lượn cao lên ở hai bên, mái ngắn, lợp bằng ngói cánh sen đã sẫm màu thời gian.
2. Gương thiền
Tạo cảnh quan thiền và truyền thông triết lý cốt lõi (“Phật tại Tâm” và “Phản quan tự kỷ”) của Thiền phái Trúc Lâm Nơi khách có thể luyện tập, ngồi thiền giữa một cảnh thiền độc đáo.
1. Vườn Tùng La Hán – Hồ Ngoạn Nguyệt
Hồ và cây cầu đá đều được mang tên là Ngoạn Nguyệt có nghĩa ngắm trăng, vọng trăng, thưởng trăng. Nơi đây còn gợi nhớ ký ức về cây cầu Ngoạn Nguyệt xưa ở kinh thành Thăng Long thời Trần ở thế kỷ thứ 13.
2. Quảng trường Minh Tâm
Tiếp vào câu chuyện của Gương Thiền – Một khi Tâm đã tĩnh (như trải nghiệm tại Gương Thiền), trí tuệ đã xuất hiện thì Tâm sáng. Khi Tâm đã sáng, hoa Tuệ và hoa Tâm nở rộ, ấy là khi giác ngộ Phật Tâm.
Mang tên đạo hiệu “Trúc Lâm” của Ngài, ở điểm cuối và cao nhất của Trục Tâm Đạo, Cung Trúc Lâm là biểu tượng cao nhất tại Trung tâm văn hoá Trúc Lâm. Phật Hoàng Trần Nhân Tông như hiện thân của Đức Phật – thần chủ của không gian.
Mang tên điện “Diên Hồng” nổi tiếng trong lịch sử, gợi lại hình ảnh nơi Đức vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Thánh Tông tổ chức một hội nghị lịch sử nhằm tập hợp sức mạnh đoàn kết toàn dân, thống nhất ý chí chống giặc xâm lăng; ngợi ca, tôn vinh tinh thần “đại đoàn kết” của Đại Việt thời Trần.
Nơi đón tiếp khách quý – khách đến thăm, làm việc và lưu trú lại ở Legacy Yên Tử đa phần là những người thành đạt, yêu văn hóa dân tộc, coi trọng việc bồi dưỡng thân tâm nền được trân trọng như những người hiền tài của quốc gia.
Giá sách Tàng kinh các: Một phần của khu Lobby được bài trí như một thư viện đầy kinh sách (Tàng kinh các), chứa đựng những tri thức Phật giáo uyên thâm của tiền nhân.
Khu chăm sóc sức khỏe mang kiến trúc đậm phong cách hoàng cung sang trọng với bể bơi ngoài trời, khu chăm sóc sức khỏe trong nhà Am Tuệ Tĩnh, sử dụng các kỹ thuật trị liệu truyền thống Việt Nam kết hợp với thảo dược quý của Yên Tử.
Dãy hành lang dài giống như hành cung, phủ đệ thời Trần với những phòng lớn và đại sảnh được dựng lên bởi những cột gỗ tròn to lớn, kết cấu khung mái gỗ mộc tưởng chừng đơn giản nhưng khá tinh tế và vững chãi; hành lang dài và rộng, thoáng, có ban công, sân, vườn, cảnh trí, những khoảng giếng trời hút ánh sáng tự nhiên ở khắp mọi nơi; những hoa văn trang trí hoa sen, cánh sen, hoa cúc, hoa chanh, vân mây cách điệu thời Trần.
Một không gian mang đậm phong cách hoàng cung cổ với bức tranh Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu sang trọng đặt bên những bức tranh vẽ con hổ cách điệu. Ngoài ra, 2 bộ long sàng lộng lẫy: gợi nhớ về giường dành cho vua, hoàng hậu, công chúa.
Các góc ‘check-in’ đậm chất Legacy Yên Tử:
Thưởng thức bữa trưa tại nhà hàng Cơm Quê với những món ăn mang đậm hương vị của núi rừng Yên Tử và “cơm mẹ nấu”.
Tham gia trải nghiệm nghỉ trưa đặc biệt tại Làng Nương với “Thiền Buông thư” để lấy lại năng lượng sau chuỗi các hoạt động buổi sáng.
Trị liệu đôi bàn chân bằng các loại thảo dược tươi của Yên Tử kết hợp với kỹ thuật ấn huyệt cổ truyền sẽ giúp du khách thử giãn hoàn toàn sau một ngày dài.