Được lấy cảm hứng từ những mảng tường nhà trình, bức tường trấu gây bất ngờ cho du khách bởi lột tả sâu sắc và trọn vẹn nét đẹp đời sống người Việt xưa. Nhà trình mang dáng dấp vững chãi, từ ngàn xưa đã đồng hành cùng đồng bào miền núi Bắc Bộ chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Những ngôi nhà ngự trụ trên vùng núi cao đến 2000m, chính vì vậy, tường nhà trình được làm rất dày, có thể đến 30cm để giúp không gian được ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè và điều hòa không khí trong lành. Người xưa trộn giữa đất sét và vỏ trấu hoặc các vật liệu khác để tạo nên sự chắc chắn cho tường nhà trình, nhờ vậy có thể chống lại thú dữ hay nền khí hậu không ổn định.

Vỏ trấu xưa nay vốn thân thuộc và gắn liền với nhân dân nước Nam, tưởng chừng như mộc mạc nhưng lại mang trong mình cả một nền văn minh lúa nước. Bên cạnh những ký ức tuổi thơ làm lưu luyến bao thế hệ, vỏ trấu cũng rất hữu ích và gần gũi như làm củi nấu cơm, đệm trứng gà, bón cây cối,…

 

Inspired by Trinh House – a traditional Vietnamese house, the husk wall vividly and deeply embodies cultural beauty. Trinh House has long accompanied Vietnamese in the northern mountainous areas to live with harsh nature. These houses are located in mountains up to 2000 meters, so the walls are made thick, up to 30cm to help keep the house warm in the winter, cool in the summer, and fresh air. People mix clay and husk or other materials to create sturdiness for the walls, thus being able to resist wild animals or unstable climates.

Husk has long been familiar and closely associated with the Vietnamese people, carrying the richness of Vietnamese culture. Besides evoking childhood memories cherished by Vietnamese generations, husk also serves practical and familiar purposes, such as cooking fuel, egg cushioning, and fertilizing plants. From rural areas to urban centers, husk has seamlessly integrated into Vietnamese life.

bg-load-more